-Vui lòng xem Tiếng Việt bên dưới-
I know the feeling. You slowly start becoming more conscious of where your things came from, and who made them, and whether or not you even need them. And then all of a sudden, it’s all you can see. Everywhere. Every item you touch raises a thousand questions. And you’re walking around wondering why no one else seems to be asking the same questions. Wondering why everyone seems to be so…asleep. So unaware of living in an eco-friendly way.
I am in the process of beginning my eco-friendly journey, and already it’s raised so many turbulent emotions and questions. Questions about myself, my family and friends, my partner, community and planet. It feels like I’ve dipped one toe in the pool, and suddenly I’m spinning down a rabbit hole of issues and ideas I had never considered before.
So based on my experiences over the last few months, here’s what not to do when you begin living a more eco-friendly lifestyle:
1. Judge everyoneeeee.
Take your judging pants off. Right Now. Suddenly, you’ve had the epiphany. You’re awake! And no one else around you is. What’s wrong with them? Why don’t they care about other people? The planet? The animals? Why are they so cruel/oblivious/stupid?
Whooooaaaaa, steady there honey. You’ve been on this eco-friendly train five minutes. Let’s quit judging people who haven’t even discovered there is a train yet. I’ve struggled with this a lot, particularly when it comes to cruelty-free and toxin-free cosmetics.
But remember, people are inherently good. Heaping judgment on them doesn’t help anyone. Chances are, just like you, they were raised by parents who had been taught by their parents how to do things. They’re doing the best that they know how to do.
2. Become the Saint.
No one likes a show-off. Yes, it’s fantastic you’ve started to become more conscious of your choices, but that doesn’t make you perfect. Just like I am not perfect because I look to buy Fair Trade rather than Kmart. That choice may help a whole succession of people and the environment, but I still ain’t Jesus. Greenhouses, and all that.
3. Lecture like an Eco-Friendly Oxford professor.
Like me, you probably spent hours reading articles and educating yourself as you started changing your outlook towards a more eco-friendly life. And that’s fantastic! Education is key to making informed choices. As I’ve only just started this journey, I have so much more to learn, and I am excited to continue discovering more. But turning this knowledge into nightly the preachy version of a TED talk over family dinner is highly unlikely to inspire others to change their ways. There are delicate ways to handle these conversations when they naturally come up.
4. Overhaul your entire wardrobe.
Yes, it’s tempting to discard every item of clothing you own and replace them with ethically-made, sustainable, organic, eco-friendly alternatives. But that actually does far more harm than good. It is utterly wasteful to throw out or even donate perfectly good garments, even if your intentions are good. By far, it is more environmentally and ethically friendly to wear your clothes until they are genuinely past their use by date. Then you can look towards more eco-friendly replacements.
5. Judge yourself.
The first few months (in particular) of this journey can be difficult. If you’re like me, you’ll find yourself staring at the latest winter boots in your local store window and battling between desire (they were such gorgeous boots and I genuinely needed new ones) and distaste (when you know the company doesn’t follow ethical practices). My better judgment won out that particular battle, but months later I still wish I had been able to find an eco-friendly version of such divine shoes. And all of that is valid. What is unnecessary though is beating yourself up for even having that battle at all. We’re human. We get tempted. That’s ok. It’s even ok if sometimes our inner-greenie doesn’t win. We just need to pick ourselves up and try again tomorrow.
6. Panic at how much you don’t know.
When I first jumped on to Instagram and started following some of the big-hitters in the ethical-style, eco-living, zero-waste community I felt completely overwhelmed. I didn’t even realize how much there was to this eco-friendly lifestyle, and it was intimidating to realize how many people are further along this journey than I am. In those moments, breathe. I’m learning to pick ideas up and integrate them into my life at a pace that feels organic to me.
7. Lose your you-ness
It might sound silly, but one of my primary concerns when I started looking into eco-friendly fashion was that I couldn’t see my sense of style reflected in many ethical and sustainable brands. I’m pretty conservative, with hints of boho, so I’m not the type to waltz around in baggy tie-die overalls purchased second hand from a market (kudos to those of you who can rock that look- my sister being one of them!) I knew if I was going to make this transition, I’d need to keep my inherent me-ness, and not get lost in aesthetics that don’t reflect who I am. This has encouraged me to research further and I’ve discovered a whole range of gorgeous labels that are more in line with my sense of style.
8. Expect perfection
Ideally, I’d be blogging about eco-friendly lifestyle from a beachfront stone and wood cottage in Byron Bay. My day would start with chanting, followed by a garden session of yoga with my personal instructor. This would be followed up with an Insta-worthy plant-based breakfast which would set me up for a day of beach-frolicking and writing while dressed in only organic, plant-dyed, ethically-made, organically-washed clothing, and at night I would sleep on linen sheets of the same criteria. This isn’t my reality (yet). That doesn’t matter. What matters is striving for improvement, not perfection. It’s about taking small steps towards a better future, not expecting perfection from ourselves or our lives.
9. Think there’s only one way
We are blessed to have so much information readily available to us. The flip side is that it can feel overwhelming when you are inundated with a thousand different ‘right’ ways to live your life. I’ve found being open to people’s ideas and experiences without expecting to always agree has been key to developing my own version of what an eco-friendly lifestyle looks like. As I mentioned earlier, everyone is at a different stage on their journey, and that includes you. Allow the picture of your life to evolve as you do, and take bits and pieces of other’s knowledge to create your own masterpiece.
10. Go it alone
One of the biggest things I’ve learned recently is that there is a whole community of like-minded eco-friendly people out there. You’re not the only one! So if you are feeling like your friends or family aren’t understanding your new mindset, don’t stress! Jump on to Instagram or Pinterest and you’ll find a whole squad of friendly people keen to share what they’ve learned. And if you ever want to share ideas or ask me any questions, please don’t hesitate to reach out! I’d love to hear from you and build up this community of beautiful people.
/
ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM KHI BẮT ĐẦU SỐNG XANH
Mình hiểu cảm giác đó, khi bạn dần trở nên ý thức hơn về nguồn gốc xuất sứ của đồ vật bạn sử dụng, chẳng hạn chúng được sản xuất từ đâu và liệu bạn có thật sự cần chúng hay không. Và đột nhiên, đó là tất cả những gì bạn nghĩ đến.
Mọi nơi, mọi đồ vật mà bạn tiếp xúc có thể dấy lên hàng ngàn câu hỏi. Thế nhưng bạn nhận ra rằng mọi người xung quanh không phải ai cũng nghĩ đến những điều tương tự. Đôi khi bạn cũng có thể cảm thấy rằng mọi người dường như thật dửng dưng, chẳng hề hay biết đến một lối sống thân thiện với môi trường như thế.
Mình đang trong quá trình bắt đầu sống xanh, quả thật có rất nhiều cảm xúc nảy sinh và những câu hỏi hỗn loạn. Mình hay tự hỏi về bản thân mình, về gia đình, bạn bè, đối tác, cộng động và cả hành tinh này. Cảm giác như mình chỉ vừa tò mò một chốc là bị cuốn vào cả một núi vấn đề cũng như ý tưởng mà từ trước đến nay mình chưa hề nghĩ đến.
Vì vậy, mình sẽ chia sẻ với bạn một số điều không nên làm khi bạn bắt đầu sống xanh dựa trên kinh nghiệm của mình trong vài tháng qua:
1. PHÁN XÉT MỌI NGƯỜI
Hãy thôi đánh giá người khác và rồi bạn sẽ biết được thế nào là sự thấu hiểu. Bạn hẳn cảm thấy mình đã nhận ra một điều gì mới, thế nhưng xung quanh bạn lại chẳng có ai. Có vấn đề gì với họ? Tại sao họ lại không quan tâm đến người khác? Còn hành tinh? Động vật? Họ có quan tâm hay không? Tại sao họ lại thờ ơ/ ngu ngốc/ tàn nhẫn đến thế?
Ôi, bình tĩnh đã nào. Bạn đã bắt đầu một chuyến hành trình mới được năm phút. Vì thế đừng phán xét những người chưa tìm thấy con đường này như bạn. Mình đã phải đấu tranh với điều này rất nhiều, đặc biệt là khi đề cập đến những vấn đề như mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật và mỹ phẩm không chứa độc tố.
Nhưng hãy nhớ rằng, nhân chi sơ tính bản thiện. Việc phán xét và chỉ trích nặng nề không giúp một người trở nên tốt đẹp hơn. Rất có thể, cũng giống như bạn, những điều họ đang làm ảnh hưởng từ sự giáo dục của cha mẹ. Và họ đã làm tốt nhất những gì mình có thể.
2. TỰ TRỞ THÀNH MỘT VỊ THÁNH
Không ai thích sự phô trương cả. Phải công nhận rằng sẽ rất tuyệt vời khi bạn ý thức hơn về những lựa chọn của mình, nhưng nó không có nghĩa là bạn hoàn hảo. Giống như việc mình có hoàn hảo hay không không phụ thuộc vào chuyện mình sử dụng sản phẩm thương mại công bằng (fair trade) hay hàng hóa ở siêu thị. Có thể những sự lựa chọn đó sẽ giúp ích cho mọi người và môi trường, nhưng mình vẫn không phải là Chúa Jesus.
3. THUYẾT GIÁO NGƯỜI KHÁC NHƯ THỂ BẠN LÀ MỘT GIÁO SƯ CHUYÊN NGÀNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC OXFORD
Giống như mình , bạn có thể đã dành hàng giờ để đọc nhiều bài báo khác nhau và giáo dục bản thân để thay đổi góc nhìn của mình trong công cuộc theo đuổi lối sống xanh. Điều đó rất tuyệt vời! Giáo dục là chiếc chìa khóa mở ra những lựa chọn sáng suốt. Và vì mình chỉ mới bắt đầu cuộc hành trình này, mình còn nhất nhiều điều phải học và mình rất hào hứng để được tiếp tục khám phá nhiều hơn nữa. Thế nhưng biến những kiến thức này thành các buổi diễn thuyết mỗi bữa cơm tối trong gia đình thì thật khó để truyền cảm hứng cho người khác và khuyến khích họ tiếp cận một góc nhìn mới. Có nhiều cách tinh tế hơn để bạn đề cập về vấn đề này mỗi khi trò chuyện.
4. ĐẠI TRÙNG TU TỦ QUẦN ÁO CỦA BẠN
Ý tưởng thay thế quần áo hiện tại bằng những món thân thiện với môi trường, hữu cơ và mặt hàng “thời trang có đạo đức” trở nên thật hấp dẫn. Nhưng thực chất điều đó gây hại nhiều hơn bạn nghĩ bởi vì vứt bỏ hoặc quyên góp quần áo còn dùng tốt là rất lãng phí, dù cho bạn có ý tốt. Suy cho cùng, sử dụng quần áo hiện tại đến khi chúng sờn cũ lại là cách làm tiết kiệm, có đạo đức và thân thiện với môi trường hơn đấy. Sau đó bạn hoàn toàn có thể hướng đến những sản phẩm thay thế giúp ích cho môi trường hơn.
5. ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
Khi chuyển qua lối sống xanh, vài tháng đầu sẽ đặc biệt khó khăn đối với bạn. Có thể bạn sẽ giống mình , khi nhìn vào mẫu giày mới vừa ra mắt ở cửa hiệu gần nhà và đấu tranh nội tâm giữa ham muốn sở hữu (đó là một đôi giày tuyệt đẹp và mình thực sự cần có một đôi mới) và sự chán ghét (khi bạn biết công ty sản xuất không tuân thủ theo các quy chuẩn đạo đức kinh doanh). Lúc đó, lý trí của mình đã chiến thắng, nhưng vài tháng sau mình lại ao ước rằng mình sở hữu một đôi giày đẹp như thế nhưng thân thiện với môi trường hơn. Thế nhưng việc lý trí hay cảm xúc của bạn chiến thắng lúc đó cũng không thực sự quá quan trọng. Chúng ta là con người, và có lúc chúng ta bị cám dỗ. Đó là chuyện bình thường. Mà cũng không sao nếu như đôi khi cảm xúc của bạn lất át, chỉ cần bạn thành thật với bản thân mình và cố gắng hơn vào những ngày kế tiếp.
6. HOẢNG SỢ VÌ CÓ NHIỀU ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT
Khi lần đầu tiên truy cập vào Instagram để theo dõi những người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng sống xanh, sống có đạo đức và không rác thải, mình đã hoàn toàn bị choáng ngợp. Mình thậm chí còn không nhận ra rằng có biết bao nhiêu điều cần phải học khi bắt đầu lối sống thân thiện với môi trường, và thật đáng sợ khi biết rằng có bao nhiêu người đã đi một chặng đường cách xa mình rất nhiều. Những lúc ấy, hãy hít thở thật sâu. Thế là, mình đã và đang học cách chọn ra những ý tưởng để tích hợp chúng vào cuộc sống của mình với tốc độ thoải mái.
7. ĐÁNH MẤT BẢN THÂN MÌNH
Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng một trong những mối quan tâm hàng đầu khi mình tìm hiểu về thời trang thân thiện với môi trường là chúng hoàn toàn không hợp với phong cách của mình . Mình khá bảo thủ và thiên về kiểu dáng boho, vì thế mình sẽ không chọn những chiếc quần yếm rộng thùng thình (nếu xét về độ phù hợp thì phải kể đến chị mình , chị thực sự tỏa sáng khi vận chúng)! Vì thế nếu có thay đổi thói quen này, mình cũng sẽ giữ thị hiếu của mình để tránh phải suy xét quá nhiều về mặt thẩm mỹ khi nó không thực sự thể hiện con người mình . Điều này chính là động lực để mình nghiên cứu và khám phá một loạt các nhãn hiệu tuyệt đẹp phù hợp hơn với phong cách của mình.
8. MONG ĐỢI SỰ HOÀN HẢO
Nói một cách lý tưởng, mình đáng lẽ phải viết blog về các vấn đề sống xanh trong một ngôi nhà gỗ cạnh bãi đá bên bờ biển. Một ngày của mình sẽ bắt đầu bằng việc tụng kinh, sau đó là một buổi tập yoga trong vườn với người hướng dẫn cá nhân. Điều này sẽ được tiếp nối bằng một bữa sáng chay chủ yếu từ rau củ, phù hợp để đăng lên Instagram. Bữa ăn này sẽ cung cấp năng lượng để mình có một ngày vui chơi trên bãi biển, viết lách khi đang vận một bộ quần áo hoàn toàn hữu cơ, sử dụng màu nhuộm từ thực vật, có thể giặt sạch bằng các chất hữu cơ và quá trình gia công phù hợp với đạo đức kinh doanh. Rồi đêm đến, mình sẽ ngủ trên tấm vải lanh tương tự. Thế nhưng điều đó vẫn chưa diễn ra trong thực tế. Tuy nhiên, đấy không phải là vấn đề. Đôi khi sự phấn đấu để cải thiện quan trọng hơn sự hoàn hảo. Đó là khi chúng ta thực hiện từng bước nhỏ để hướng đến một tương lai tốt hơn, chứ không mong đợi vào sự hoàn hảo có sẵn từ chính bản thân mình hoặc cuộc sống.
9. NGHĨ RẰNG CHỈ CÓ DUY NHẤT MỘT CÁCH ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC
Chúng ta thật sự rất may mắn khi đã có sẵn một lượng thông tin vô cùng lớn. Mặt trái của nó là đôi khi bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp khi có hàng ngàn lối sống được cho là “đúng”. Mình nhận thấy rằng việc cởi mở tiếp nhận ý kiến và kinh nghiệm của người khác nhưng không phải lúc nào cũng luôn tán thành là một cách để phát triển góc nhìn của bản thân trong vấn đề sống xanh. Như mình đã đề cập trước đó, mọi người đều ở một giai đoạn khác nhau trên hành trình của họ, và bao gồm cả bạn. Hãy cho phép bức tranh cuộc sống của bạn cũng phát triển như mình, cố gắng tích lũy những mảnh ghép kiến thức khác nhau để tạo ra kiệt tác của riêng bạn.
10. THỰC HIỆN MỘT MÌNH
Một trong những điều lớn nhất mà mình đã học được gần đây là có cả một cộng đồng những người sống xanh ở ngoài xã hội. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy rằng bạn bè hoặc gia đình không thể chia sẻ những suy nghĩ mới này thì cũng đừng căng thẳng! Hãy lên Instagram hoặc Pinterest rồi bạn sẽ tìm thấy cả một nhóm những người sống xanh háo hức chia sẻ những gì họ đã học được. Mặt khác, nếu bạn muốn thảo luận một số ý tưởng hay có nhiều điều thắc mắc, đừng ngần ngại mà liên lạc với mình . Mình rất vui khi được lắng nghe ý kiến của bạn và cùng nhau xây dựng một cộng đồng đẹp hơn.
Credit: Da Quyn Nguyen
/
LAIDAY REFILL STATION
83 Xuan Thuy, District 2, HCMC, Vietnam
100 Ha Huy Tap, District 7, HCMC, Vietnam
59 Ngo Tat To, Binh Thanh District, HCMC, Vietnam
www.laidayrefill.com
#laidayrefillstation #RefillStation #RefillStationVietnam #EcoLife #GreenLifestyle #Sustainable #LaidayLaiday #LessPlastics #SayNoToPlastics #NoiKhongVoiNhua #GiamNhuaNgay #ZeroWaste #LessWaste #SongXanh #ThanThienVoiMoiTruong #ThoughtfulConsumers #ConsciousConsumers
Comments