-Vui lòng xem Tiếng Việt bên dưới-
If you’re in the process of transitioning to an eco-friendly lifestyle, you might not find that everyone you live with is quite so enthusiastic. I know we’ve certainly faced this problem in our household.
It can be extremely frustrating to make such a conscious effort in reducing your waste and improving your sustainability when the rest of the family isn’t following the lead.
I found the biggest barrier in others following these eco-friendly changes was lack of education. I don’t mean that patronizingly! But they just didn’t know why they should become more eco-conscious, or how to go about it. And that’s ok. We are even now still figuring things out together. Once we started to have more conversations around the environment, sustainability and ethical purchasing, we were able to grow together towards a lifestyle we are all more comfortable with.
But having those first conversations was the key.
We began openly discussing what on earth this whole ‘eco-friendly lifestyle’ thing was, whether or not we even cared about it, and eventually how to make some changes in our household.
There were five main factors that made the transition easier for my family…
1. Get Educated about Eco-Living
Perhaps you’ve spent hours reading blogs and articles, watching documentaries and scouring newspapers to educate yourself about climate change and sustainability. This knowledge is probably fuelling your desire to change how things are done in your household.
But people don’t like change. You can think of a thousand reasons to stop using disposable cutlery for summer BBQs. That doesn’t mean your husband can.
“The quickest way of convincing your loved ones to make the effort of changing their habits is helping them understand The Why.”
Why should your husband bother packing up the leftovers in washable beeswax wraps instead of clingwrap? He’s had a long day, after all, and the clingwrap doesn’t need to be washed and left to dry.
Why should your kids bother learning to compost their food scraps? All they know is the scraps end up the bin each night and go somewhere far away where they don’t have to think about it again.
Why should you bother taking family trips to the bulk store, armed with produce bags and jars?
Help them learn why!
There are some fantastic resources out there for educating the whole family, but because I’m a sucker for a good book, I thought I’d share these gorgeous looking kids books with you:
‘Not for me, Please!‘ by Maria Godsey. This cute book is perfect for kids and adults, and your older ones can also learn some statistics and facts about living green.
‘I Can Save the Earth! One Little Monster Learns to Reduce, Reuse and Recycle.’ by Alison Inches. As your kids will discover in this gorgeous read, there’s nothing worse than an eco-disastrous little monster. Luckily, Max the Monster changes his ways, and shows your kids how they can, too!
‘The EARTH Book‘ by Todd Parr is a classic in the kids-recycling-books realm. Printed on recycled materials and non-toxic soy inks, this is a super cute broad-reaching educational book for little ones.
Any one of these beautiful books would be a fantastic way to get the conversation going with your little ones. And maybe your hubby, too!
Hint:
Make educating the family fun! Gather the whole family with popcorn and snacks for an eco-movie night! Or grab the dog and kids for a walk along the beach and discuss the plastic waste you find in the sand. Teach them how the plastic got there, how harmful it is and what they can do about it!
This ‘education step doesn’t have to be a lecture. In fact, please, please don’t make it a lecture because that just won’t work. Trust me, I’ve tried.
2. Get Everyone Involved in the Eco-Friendly Journey
Now that your family is fuelled with desire to change their ways to save the environment, get the whole team involved in implementing some changes! Don’t make this a one-person-leading-the-way mission, while your family follows on half-heartedly.
Sit down together and work out the key areas you want to cut back on your waste. Perhaps for your family that means starting with three main areas. Perhaps it means ten. Set some common goals together by asking your spouse and children what they think are the biggest ‘problem areas’.
Generally speaking, some key areas you might want to consider working on are:
Food-waste. Most families throw out around $1000 in food waste per year. That’s around 4 million tonnes. You can jump over to this site for some more (scary) statistics.
Single-use plastic. By 2050, there could be more plastic in the ocean than fish. That’s ridiculous. Let’s educate our kids and stop this cycle.
Automatic consumption. Most homes are filled to the brim with stuff. Stuff you don’t need. Stuff that doesn’t make our lives better, easier or happier. Teach your kids that weekends are for parks and beaches and reading and bike rides. Not shopping centres. #rantover
These conversations are a great opportunity to allow your kids to take some ownership in the home based on their interests. Get them involved and allow them to take some responsibility!
If one child loves crafts and DIY, spend an afternoon making DIY beeswax wraps with them. This is the perfect time to explain single-use plastics, food-waste and ‘reduce, reuse, recycle.’ The pride they take in this special activity together should encourage them to help use the beeswax wraps to wrap up leftovers and vegetables at dinnertime.
If another child loves being outdoors, either you or your spouse can work with him or her to create a compost station. There are some fantastic composting kits around (this one looks amazing!) and you can start to explain the lifecycle of plants and vegetables. Side note: this gorgeous book looks like a great way to have that conversation. Or, even better, set up a worm farm! Because let’s be honest, most kids love to get involved in something that’s at least a bit ‘icky.’
3. Make Eco-Friendly Living As Easy As Possible
While we consciously try to reduce the waste in our household and create a more eco-friendly environment, we definitely aren’t zero-waste. This means we do sometimes have soft plastics that need to be discarded of thoughtfully.
However, when we first started considering our soft-plastic waste, we had no idea what did and didn’t count as soft-plastic!
Enter the Soft Plastic Diagram.
One piece of A4 paper was stuck above the bag we collect our soft-plastic waste and voile! The whole family knew exactly what couldn’t and couldn’t be collected.
The lesson? Make it easy for your family. Spell it out for them if you need to. We all lead busy, sometimes hectic lives, and if it’s too hard to work out whether the headache tablet packaging can or can’t go in the soft-plastic collection, your spouse/kids are just going to throw it in the rubbish.
4. Don’t Nag… Ask Nicely.
Ahhhh, the old nagging habit. I never expected I’d be one of those partners that nags their man, but, here we are. What can I say? I’m working on it.
But I’m trying to remember that the experience of going eco-friendly in your household should be one that is uplifting and bonding as your work together to reach a common goal.
It shouldn’t be a chaotic disaster of yelling at your husband because he bought home kombucha packaged in a plastic instead of glass bottle. That’s not fun for anyone. He was just trying to get some more probiotics into the family’s tummies!
If you do notice some habits creeping in that are the opposite of sustainable, gently remind your loved one how else they could go about it.
Remember, it’s not what you say. It’s how you say it.
5. Don’t Expect Eco-Perfection
I like to believe that human beings do their best. But sometimes we stuff up. And that’s ok. I have noticed that particularly in the zero-waste community there can be a bit of pressure to get it right 100% of the time. But if you put that pressure on your loved ones, the whole thing will just become fraught with tension.
“Reach for progress, not perfection.”
Look at the moments your loved ones ‘don’t quite get it right’ as opportunities. Opportunities to open up conversation (not to nag. See above.) Opportunities to ask questions. Opportunities for both of you to learn something new.
And note: this applies to you, too. You’re part of this waste-fighting team. You’re not the leader of it. You’re going to mess up sometimes, too. I sure do! But as they said in High School Musical we’re all in this together.
/
NHỮNG CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ GIÚP GIA ĐÌNH BẠN BẮT ĐẦU LỐI SỐNG TH N THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Nếu bạn đang trong quá trình chuyển đổi sang lối sống xanh, có thể bạn sẽ cảm thấy rằng những người thân thiết đôi khi không hào hứng với việc này lắm. Mình chắc rằng vấn đề này sẽ xảy ra trong gia đình bạn.
Và có thể bạn sẽ thấy cực kỳ bực bội khi mọi nỗ lực nâng cao ý thức trong việc giảm thiểu lượng chất thải và cải thiện tính bền vững lại không được mọi người trong gia đình chú trọng.
Mình nhận thấy rằng rào cản lớn nhất khi thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường chính là thiếu kiến thức. Ôi, mình không có ý tự cao đâu! Nhưng mọi người thường sẽ không biết làm cách nào để trở nên có ý thức hơn hoặc hạn chế gây hại đến môi trường. Và đó là điều bình thường, không sao cả. Thậm chí cho đến bây giờ con người vẫn đang cùng nhau tìm hiểu mọi thứ. Một khi chúng ta bắt đầu thảo luận, trò chuyện về các vấn đề môi trường, phát triển bền vững cũng như đạo đức kinh doanh thì chúng ta đang bắt đầu hướng đến một lối sống thoải mái, dễ chịu hơn.
Những cuộc trò chuyện đầu tiên chính là chìa khóa.
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc bàn luận xem cuối cùng thì “sống xanh” có nghĩa là gì, liệu con người có thực sự quan tâm đến vấn đề này hay không và làm thế nào để tạo ra những thay đổi tích cực trong gia đình.
Có năm yếu tố sẽ giúp bạn dễ dàng thuyết phục nguời thân của mình hơn…
1. ĐƯỢC GIÁO DỤC VỀ CÁCH SỐNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Có lẽ bạn đã dành hàng giờ để đọc blog và các bài viết, xem phim tài liệu và báo chí để giáo dục bản thân về vấn đề thay đổi khí hậu và phát triển bền vững. Những kiến thức này sẽ tiếp thêm động lực để bạn thay đổi những thói quen tại nhà đấy.
Thế nhưng, con người thường không thích sự thay đổi. Bản thân bạn có thể nghĩ ra hàng ngàn lý do để ngưng sử dụng dao nĩa nhựa dùng một lần trong các buổi tiệc BBQ khi hè đến nhưng không có nghĩa là chồng bạn cũng vậy.
“Cách nhanh nhất để thuyết phục những người thân yêu thay đổi thói quen là giúp họ hiểu tại sao họ nên làm như vậy”.
Tại sao chồng bạn phải bận tâm việc sử dụng màng bọc thực phẩm sáp ong có thể rửa sạch thay thế cho màng bọc bằng nhựa? Anh ấy đã làm việc cả ngày dài, vì thế màng bọc nhựa hẳn sẽ tiện lợi hơn vì không cần phải rửa lại rồi phơi khô.
Tại sao con bạn lại phải bận tâm về vấn đề phân hủy thực phẩm? Tất cả những gì chúng biết là những mẩu thức ăn thừa rồi sẽ đi vào thùng rác và được mang đến một nơi rất xa, thế rồi chúng không còn phải suy nghĩ về những mẩu thức ăn đó nữa.
Tại sao bạn phải bận tâm về việc mang theo túi đựng hàng hóa và chai lọ đến các cửa hàng bán sỉ cùng với gia đình?
Hãy giúp người thân của bạn hiểu lý do nên thay đổi thói quen ấy!
Có một số nguồn thông tin tuyệt vời để cung cấp kiến thức cho cả gia đình bạn nhưng vì mình không giỏi lắm trong việc tìm ra những cuốn sách hay, thế nên mình sẽ chia sẻ một vài quyển sách thiếu nhi tuyệt đẹp này:
· “Not for me, Please!” của Maria Godsey. Quyển sách dễ thương này là lựa chọn hoàn hảo cho cả trẻ em lẫn người lớn. Và ngay cả bạn cũng có thể tìm hiểu một vài sự thật cũng như số liệu về quy trình sống xanh.
· “I Can Save the Earth! One Little Monster Learns to Reduce, Reuse and Recycle” của Alison Inches. Nhân vật chính là một con quái vật tên Max thường xuyên tàn phá môi trường. Thế nhưng may mắn thay, câu chuyện kể về sự thay đổi tích cực của Max, điều đó sẽ giúp con bạn nhận ra rằng chính bản thân chúng cũng có thể thay đổi!
· “The EARTH Book” của Todd Parr là một tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực sách tái chế dành cho trẻ em. Sách được in trên các vật liệu tái chế và sử dụng mực đậu nành không độc hại, đây là một quyển sách giáo dục siêu đáng yêu dành cho các độc giả nhỏ.
Bất kỳ cuốn nào trong danh sách trên cũng sẽ là một cách tuyệt vời để bắt đầu trò chuyện với trẻ nhỏ, hoặc thậm chí với cả chồng bạn đấy!
Gợi ý: Hãy khiến việc giáo dục trở nên thú vị hơn! Tập hợp các thành viên trong gia đình lại để cùng nhâm nhi bỏng ngô và xem một bộ phim về môi trường! Hoặc bạn cũng có thể cùng con dắt thú cưng đi dạo bên bờ biển, đồng thời thảo luận về những mảnh rác thải nhựa bạn tìm được trên cát. Hãy cho con biết tại sao lại có rác trên bờ biển, tác hại của việc đó như thế nào và con có thể làm gì để thay đổi điều ấy!
Sự giáo dục này không bắt buộc phải thuyết giảng. Trên thực tế, đừng biến nó trở thành một bài giảng vì như thế sẽ không có tác dụng đâu. Hãy tin mình , vì mình đã thử rồi.
2. THU HÚT MỌI NGƯỜI THAM GIA VÀO HÀNH TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bây giờ gia đình bạn đã có động lực để thay đổi thói quen góp phần bảo vệ môi trường, đây là lúc mọi người cùng nhau thực hiện những thay đổi đó! Đừng để quá trình này chỉ có một mình bạn là nguời tiên phong, trong khi những thành viên khác làm theo một cách nửa vời.
Hãy ngồi xuống cùng nhau và tìm ra những lĩnh vực chính mà bạn muốn cắt giảm lượng rác thải. Có thể sẽ có những ba lĩnh vực chính, hoặc lên đến mười. Vì thế hãy hỏi ý kiến vợ/ chồng và con bạn xem vấn đề quan trọng nhất là gì để đặt ra mục tiêu chung cho cả nhà.
Nhìn chung, có thể một số lĩnh vực bạn muốn xem xét sẽ nằm trong danh sách sau:
· Rác thải từ thực phẩm. Hầu hết các hộ gia đình thải ra khoảng 1000 đô la thực phẩm dư thừa mỗi năm, ước chừng khoảng 4 triệu tấn. Bạn có thể truy cập vào trang web này để xem thêm một số thống kê (đáng sợ) khác.
· Nhựa dùng một lần. Đến năm 2050, có thể sẽ có nhiều nhựa hơn cá dưới đại dương. Điều đó thật nực cười. Hãy giáo dục con em chúng ta để ngăn chặn việc đó.
· Vấn đề về tiêu thụ. Hầu hết mọi nhà đều chứa đầy các vật dụng: vật dụng không cần thiết, vật dụng không giúp cuộc sống chúng ta tốt hơn, dễ dàng hơn hay hạnh phúc hơn. Hãy dạy con mình rằng cuối tuần là thời gian để đi dạo ở công viên, ra biển, đọc sách và đạp xe chứ không phải đến trung tâm mua sắm.
Những cuộc trò chuyện này là một cơ hội tuyệt vời cho phép con bạn có quyền sở hữu vật dụng trong nhà theo sở thích của chúng. Hãy cho con tham gia và để con chịu trách nhiệm!
· Nếu như con bạn thích làm thủ công, hãy dành một buổi chiều để cùng làm những vật dụng thủ công từ sáp ong với bọn trẻ. Đây là thời điểm thích hợp để giải thích về tác hại của nhựa sử dụng một lần, chất thải thực phẩm và khái niệm “tiết giảm, tái sử dụng, tái chế”. Điều này sẽ khuyến khích chúng sử dụng màng bọc sáp ong để bọc rau củ và thức ăn thừa vào buổi tối.
· Hoặc có thể con bạn thích đuợc vui chơi ngoài trời hơn, khi đó bạn hoặc vợ/ chồng bạn có thể cùng chúng xây dựng một trạm ủ rác tại nhà. Có một số bộ dụng cụ ủ rác tuyệt vời mà bạn có thể mua (cái này trông thật tuyệt!). Trong lúc đó bạn cũng có thể giải thích về vòng đời của cây cối và rau củ. Lưu ý bên lề: cuốn sách đáng yêu này sẽ là một cách tuyệt vời để bắt đầu cuộc trò chuyện đấy. Hoặc hãy thiết lập một trang trại nuôi trùng đất! Bởi vì nói thật, trẻ em thường rất thích những trò chơi lấm lem một chút mà.
3. LÀM CHO CÔNG CUỘC SỐNG XANH TRỞ NÊN DỄ DÀNG NHẤT CÓ THỂ
Khi chúng ta đang cố gắng trở nên có ý thức nhất có thể để giảm thiểu lượng rác thải tại gia và tạo ra một lối sống thân thiện hơn với môi trường, nhưng điều đó không có nghĩa là hoàn toàn không có chất thải. Tức là đôi khi vẫn còn một số loại nhựa mềm cần phải được loại bỏ một cách thấu đáo.
Tuy nhiên, khi bắt đầu xem xét chất thải từ nhựa mềm, chúng mình hoàn toàn không biết chính xác những chất gì được tính là nhựa mềm cả!
Hãy tham khảo biểu đồ về các dạng của nhựa mềm. Khi đó, gia đình bạn sẽ biết chính xác những đồ dùng cần được phân loại.
Bài học ở đây là gì? Hãy khiến nó đơn giản nhất có thể. Giải thích một cách súc tích và dễ hiểu cho các thành viên khác nếu cần. Mỗi người chúng ta đều có một cuộc sống bận rộn, vì thế đôi khi sẽ quá khó khăn để quyết định liệu bao bì của một loại thuốc đau đầu có được xem là nhựa mềm hay không, hay là vợ/ chồng và con bạn chỉ tiện tay ném chúng vào thùng rác.
4. ĐỪNG CẰN NHẰN MÀ HÃY HỎI HAN NHẸ NHÀNG
Ôi, thói quen hay cằn nhằn về mọi thứ. Mình chưa bao giờ nghĩ rằng mình là người thường xuyên cằn nhằn người khác. Nhưng bạn thấy đấy, mình đang học cách để thay đổi điều này.
Mình cố gắng nhớ rằng kinh nghiệm về việc sống xanh nên là thứ gắn kết và nâng cao tinh thần của các thành viên trong gia đình khi mọi người cùng đạt được một mục tiêu chung. Chứ nó không nên là một sự thảm họa khi chồng bạn mua một chai trà lên men sử dụng loại chai nhựa thay vì chai thủy tinh. Anh ấy chỉ đang cố gắng bổ sung lợi khuẩn cho các thành viên trong gia đình thôi!
Nếu bạn nhận thấy những người thân xung quanh có một số thói quen gây hại hoặc đi ngược lại tính bền vững, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở họ về những việc họ có thể làm để thay đổi thói quen đó.
Hãy nhớ rằng, vấn đề không phải bạn nói gì, mà là cách mà bạn truyền đạt.
5. ĐỪNG MONG ĐỢI SỰ HOÀN HẢO
Mình muốn tin rằng con người luôn có thể làm hết sức mình. Nhưng đôi khi chúng ta sẽ đặt quá nhiều kỳ vọng hay nhồi nhét người khác. Chuyện đó là điều bình thường. Mình nhận thấy rằng ở trong các cộng đồng sống không rác thải, mọi người có thể khá áp lực về mặt thời gian và một số thứ khác. Nhưng nếu bạn áp dụng nó lên gia đình bạn, mọi thứ sẽ trở nên căng thẳng đấy.
“Hướng đến sự tiến bộ chứ không phải sự hoàn hảo”. Hãy xem những lúc người thân của bạn vẫn chưa hiểu lắm như cơ hội để mở ra các cuộc trò chuyện nhỏ (đừng cằn nhằn, hãy xem mục trên), cơ hội để đặt câu hỏi và cơ hội để mọi người cùng nhau học hỏi những điều mới.
Và lưu ý: điều này cũng có thể áp dụng cho bạn. Bạn không phải là người lãnh đạo trong tất cả mọi việc, mà bạn là một phần trong biệt đội chống rác thải này. Đôi khi bạn cũng sẽ rối tung lên, và mình cũng vậy đấy! Nhưng giống như câu nói trong chương trình High School Musical, chúng ta ở đây là để cùng nhau thực hiện mọi thứ.
Credit: Da Quyen Nguyen
/
LAIDAY REFILL STATION
83 Xuan Thuy, District 2, HCMC, Vietnam
100 Ha Huy Tap, District 7, HCMC, Vietnam
59 Ngo Tat To, Binh Thanh District, HCMC, Vietnam
www.laidayrefill.com
#laidayrefillstation #RefillStation #RefillStationVietnam #EcoLife #GreenLifestyle #Sustainable #LaidayLaiday #LessPlastics #SayNoToPlastics #NoiKhongVoiNhua #GiamNhuaNgay #ZeroWaste #LessWaste #SongXanh #ThanThienVoiMoiTruong #ThoughtfulConsumers #ConsciousConsumers
Comments